0941 896 738   hallo@viendonga.edu.vn   Số 1 Đường Số 34, Bình Trị Đông B, Bình Tân, TP. HCM

DU HỌC NGHỀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

DU HỌC NGHỀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM 

Những đặc điểm của ngành Công nghệ thực phẩm (CNTP):

Đối với một xã hội, nguồn thực phẩm đảm bảo, có chất lượng cao là một như cầu cơ bản mang ý nghĩa sống còn. Thực phẩm còn phải phù hợp với từng nhóm đối tượng riêng biệt (như cho trẻ em, người ăn kiêng) và nhu cầu của từng cá nhân người tiêu dùng cùng với việc đạt được những bước tiến mới trong đáp ứng các yêu cầu chất lượng về các mặt sức khỏe, phòng chống ngăn ngừa bệnh tật và thực phẩm chức năng. Từ đó phải nhìn nhận CNTT là một ngành học tổng hợp bao gồm từ thuyết phát sinh các sinh vật liên quan đến thành phần của thực phẩm cho đến dinh dưỡng sinh lý của cơ thể, nhằm mục đích phân định và phát triển các công nghệ xử lý cho từng thành phần cụ thể.

Đó là lí do mà bậc đại học của ngành CNTP hay Kĩ thuật chế biến thực phẩm là sự kết hợp của những kiến thức khoa học tự nhiên căn bản với những kiến thức về thực phẩm, sinh lý dinh dưỡng, công nghệ, sinh thái học và kinh tế doanh nghiệp. Thêm vào đó những chủ đề về khoa học kĩ thuật như Kĩ thuật vận hành xử lí, Cơ khí chế tạo máy, Quy trình tự động hóa và Công nghệ sinh học cũng được giảng dạy bên cạnh kiến thức về Kiểm soát chất lượng qua các phương pháp phân tích của các ngành vật lý, hóa học, vi sinh và sinh học phân tử hiện đại. Lĩnh vực đồ uống có cồn và không cồn là trọng tâm của bậc đại học ngành CNTP và được tách ra thành một chuyên ngành đào tạo riêng với tên gọi Công nghệ lên men và đồ uống.

Một số trường đại học tổ chức các ngành CNTP, Kĩ thuật chế biến thực phẩm hay Kĩ thuật thực phẩm vào trong các ngành như Kĩ thuật chế biến hay Kĩ sư hóa sinh, đồng nghĩa với việc chú trọng nhiều về kiến thức khoa học tự nhiên và kĩ thuật hơn là về các nguyên liệu thực phẩm chuyên biệt. Vấn đề này được đề cập đến tùy theo từng trường cũng như nội dung giảng dạy của các ngành Công nghệ dược phẩm, mỹ phẩm và các chất tẩy rửa.

Trong các trường đại học khoa học ứng dụng (Fachhochschule FH) ngành CNTP sẽ được đưa ra với từng chuyên ngành riêng. Ví dụ, một hướng chuyên môn hóa về Sản xuất thực phẩm, Sản xuất sữa và chế phẩm từ sữa, Chăn nuôi và sản xuất sản phẩm từ thịt hay Sản xuất rượu sẽ là khả quan trong khuôn khổ ngành Khoa học nông nghiệp trong các trường FH.

Cơ cấu ngành CNTP:

Trong các trường đại học (Uni)

Thực tập: Ở một vài đại học, việc này kéo dài 12 đến 18 tuần với một phần nội dung học thạc sỹ sẽ được truyền đạt.

Học tập: Ở bậc đại học, các kiến thức căn bản liên quan đến ứng dụng vật lí, kĩ thuật, kiến thức khoa học tự nhiên cơ bản trong Hóa học/ Lí hóa, Sinh học đại cương và sinh học phân tử, Toán học cũng như Vi sinh sẽ được truyền đạt.
Ở bậc thạc sỹ, các kiến thức chuyên ngành trong nhiều lĩnh vực khác nhau sẽ được đi sâu, như Kĩ thuật vận hành, Tự động hóa, Chế biến thực phẩm, Kĩ thuật đóng gói bao bì sản phẩm, Cơ khí chế tạo, Kĩ thuật vệ sinh khử trùng, Công nghệ cảm biến, Phương pháp phân tích và đo lường, cũng như kiến thức căn bản của Dinh dưỡng, khoa học động thực vật. Khả năng chuyên môn hóa sẽ thông qua việc chọn môn học như Công nghệ Enzym, chế biến Sữa, chế biến Ngũ cốc. Các môn học tự chọn như Công nghệ năng lượng và môi trường hay Kĩ thuật vận hành sẽ cho phép từng cá nhân tìm được trọng tâm nghiên cứu của mình. Các học phần như Giới thiệu về luật Dân sự, Triết học và Khoa học xã hội của khối Kĩ thuật, Kinh tế doanh nghiệp, Marketing v.v sẽ bổ sung các phẩm chất đa ngành cho các sinh viên.

Trong các trường FH

Thực tập: Tùy theo việc đào tạo ở bậc phổ thông hay trong công việc mà kì thực tập trước khi bước vào bậc thạc sỹ sẽ kéo dài trong nhiều tuần trong các lĩnh vực Chế biến, nghiên cứu hay Phân phối thực phẩm. Trong quá trình học, thực tiễn doanh nghiệp sẽ bao gồm từng bước dài ngắn khác nhau.

Học tập: Ở bậc đại học sẽ bao gồm các kĩ năng căn bản của toán, khoa học tự nhiên, kĩ thuật: Toán học, Công nghệ thông tin, Vật lí, Hóa học, Nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc động thực vật, Nhiệt động học, Vệ sinh an toàn thực phẩm, thêm vào đó là Luật thực phẩm, Công nghệ Cảm biến, Quản lí chất lượng và Kinh tế doanh nghiệp.

Ở bậc thạc sỹ, một phần sẽ là các học phần chuyên sâu như Hóa sinh và Dinh dưỡng, Hóa thực phẩm, Vi sinh, Phân tích định tính thực phẩm, Công nghệ thực phẩm có nguồn gốc động thực vật, Kĩ thuật vận hành, Công nghệ bảo quản và đóng gói, Công nghệ môi trường, Kĩ thuật đo lường và quy chuẩn, xa hơn sẽ là Luật thực phẩm cũng như công việc dự án ứng dụng có liên quan.

Triển vọng nghề nghiệp

Đối với rất nhiều sinh viên có hứng thú với ngành học này thì câu hỏi trung tâm sẽ là: mình có thể làm việc ở đâu và trong vị trí nào sau khi tốt nghiệp ngành CNTP ra? Triển vọng công việc của mình sẽ như thế nào. Câu trả lời cho những điều này mang đầy tính hứa hẹn: ngành công nghiệp thực phẩm và khoa học cuộc sống cả trong và ngoài nước đang rất cần các sinh viên tốt nghiệp. Phần đông họ sẽ làm việc trong sản xuất lương thực, công nghiệp phân phối và công việc nghiên cứu. Ngày nay họ đang nắm giữ vị trí chỉ đạo trong phát triển, lên kế hoạch, sản xuất, quản lí chất lượng và tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra cơ hội nghề nghiệp cho những kĩ sư CNTP với kiến thức khoa học tự nhiên trong công nghiệp dược phẩm và mỹ phẩm, công nghiệp hóa phẩm, công nghệ sinh học và môi trường thậm chí còn rộng lớn hơn.

Nguồn:
1) Lebensmitteltechnologie
2) Berufsbilder: Lebensmittelstudium

MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT VUI LÒNG LIÊN HỆ

 

VIỆN KINH TẾ VÀ CÔNG NGHỆ ĐÔNG Á - NQD Partners