0941 896 738   hallo@viendonga.edu.vn   Số 1 Đường Số 34, Bình Trị Đông B, Bình Tân, TP. HCM

Cập nhật thông tin cấp Visa của Cơ quan Lãnh sự CHLB Đức

Cập nhật thông tin cấp Visa của Cơ quan Lãnh sự CHLB Đức

 

Khai báo khi nhập cảnh và quy định cách ly

Quý vị có thể xem thông tin chi tiết về thủ tục khai báo và quy định cách ly khi nhập cảnh vào Đức từ một vùng có nguy cơ tại đây - link !.

1. Xét duyệt hồ sơ xin cấp thị thực

Do lệnh dừng chở hành khách tới Việt Nam qua đường hàng không nên hiện nay về nguyên tắc Đại sứ quán Đức tại Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán Đức tại thành phố Hồ Chí Minh không tiếp nhận hồ sơ xin cấp thị thực Schengen (thị thực ngắn hạn loại C) mới, bởi vì hiện tại không có cơ hội thường xuyên cho công dân Việt Nam và người cư trú tại Việt Nam trở về Việt Nam. Chỉ trong trường hợp có cơ sở xác định là trường hợp ngoại lệ đặc biệt (ví dụ vì lý do y tế khẩn cấp) mới có thể tiếp nhận hồ sơ xin cấp thị thực Schengen mới. Nếu tình hình thay đổi, Các cơ quan đại diện của Đức tại Việt Nam sẽ thông báo ngay cho quý vị biết.

Hiện nay chỉ có thể cấp thị thực cho các trường hợp ngoại lệ nêu dưới đây:

Về nguyên tắc công dân nước thứ ba phải nhập cảnh trực tiếp vào nước là đích đến.

Quá cảnh để tới một nước khác thuộc khối EU, khối Schengen hoặc tới Vương quốc Anh

Tuy nhiên công dân nước thứ ba có thể nhập cảnh vào Đức (nước quá cảnh) để đi tiếp tới một nước khác thuộc khối EU, khối Schengen hoặc tới Vương quốc Anh (nước là đích đến) nếu đáp ứng được các điều kiện sau:

a) Thời gian lưu trú tại Đức (nước quá cảnh) được giới hạn trong khoảng thời gian cần thiết để di chuyển ngay lập tức tới nước là đích đến (hoặc tới nước quá cảnh khác);

b) Công dân nước thứ ba được phép nhập cảnh vào nước là đích đến (hoặc vào nước quá cảnh khác) theo phụ lục I hoặc II Khuyến nghị của Hội đồng Liên minh châu Âu ngày 30/06/2020, hoặc theo xác nhận cho phép nhập cảnh do nước là đích đến cấp.

Trong những điều kiện nêu trên cũng được phép nhập cảnh bằng đường hàng không và đi tiếp đến nước là đích đến bằng đường bộ.

Công dân nước thứ ba phải chứng minh đáp ứng được các yêu cầu nêu trên khi nhập cảnh. Để chứng minh đáp ứng yêu cầu nêu ở mục (a) có thể xuất trình vé tàu xe, vé máy bay v.v.. Để chứng minh đáp ứng yêu cầu nêu ở mục (b) có thể trình văn bản quy định hiện hành của nước là đích đến về việc thực hiện Phụ lục I Khuyến nghị của Hội đồng Liên minh châu Âu, trong đó thể hiện nước là đích đến không yêu cầu người cư trú tại một số quốc gia nhất định trình bằng chứng về lý do chuyến đi khi nhập cảnh. Nếu không như vậy thì phải chứng minh rằng việc nhập cảnh là cần thiết bắt buộc theo Phụ lục II Khuyến nghị của Hội đồng Liên minh châu Âu, khi đó các quan chức bảo vệ cửa khẩu biên giới Đức chỉ xem xét các quy định nhập cảnh áp dụng cho Đức. Ngoài ra có thể xuất trình giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước là đích đến về việc miễn trừ các hạn chế đi lại hoặc chấp thuận cho nhập cảnh.

Công dân nước thứ ba có thể nhập cảnh vào Đức (nước quá cảnh) để đi tiếp tới một nước thứ ba nếu đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Thời gian lưu trú tại Đức (nước quá cảnh) được giới hạn trong khoảng thời gian cần thiết để di chuyển ngay lập tức tới nước là đích đến (hoặc tới nước quá cảnh khác);

b) Công dân nước thứ ba được phép nhập cảnh vào nước là đích đến.

Công dân nước thứ ba phải chứng minh đáp ứng được các yêu cầu nêu ở mục (a) và (b) khi nhập cảnh. Để chứng minh đáp ứng yêu cầu nêu ở mục (a) có thể xuất trình vé tàu xe, vé máy bay v.v.. Để chứng minh đáp ứng yêu cầu nêu ở mục (b) có thể trình giấy phép nhập cảnh quốc gia là đích đến (ví dụ: thị thực) hoặc giấy tờ đi lại hay giấy phép cư trú của quốc gia là đích đến.

- Người có trình độ chuyên môn đã nhận được đề nghị tuyển dụng cụ thể theo định nghĩa của Luật Di trú dành cho người có trình độ chuyên môn (điều 18 khoản 3, điều 18a và 18b Luật Cư trú cho người nước ngoài tại Đức) được chứng minh qua bản “Tuyên bố về quan hệ lao động”,

- Nhà khoa học / nhà nghiên cứu và người làm công tác giảng dạy (điều 18d, 18e, 18f Luật Cư trú cho người nước ngoài tại Đức cũng như điều 19c khoản 1 Luật Cư trú cho người nước ngoài tại Đức và điều 5 Sắc lệnh về lao động nước ngoài tại Đức),

- Người được cử sang Đức làm việc (điều 19c khoản 1 Luật Cư trú cho người nước ngoài tại Đức và điều 10 Sắc lệnh về lao động nước ngoài tại Đức) và người di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp (điều 19 khoản 2, điều 19b Luật Cư trú cho người nước ngoài tại Đức),

- Nhà quản lý và chuyên gia (điều 19c khoản 1 Luật Cư trú cho người nước ngoài tại Đức và điều 3 Sắc lệnh về lao động nước ngoài tại Đức),

- Vận động viên chuyên nghiệp và vận động viên thể thao điện tử chuyên nghiệp đi thi đấu, tham gia các sự kiện thể thao quốc tế hoặc phục vụ trong các câu lạc bộ của Đức (điều 19c khoản 1 Luật Cư trú cho người nước ngoài tại Đức và điều 22 khoản 1, 4, 5 hoặc điều 23 khoản 2 Sắc lệnh về lao động nước ngoài tại Đức) cũng như nhân viên hỗ trợ, trọng tài và quan chức thể thao,

- Đầu bếp đặc sản (điều 19c khoản 1 Luật Cư trú cho người nước ngoài tại Đức và điều 11 khoản 2 Sắc lệnh về lao động nước ngoài tại Đức),

- Chuyên gia công nghệ thông tin (điều 19c khoản 2 Luật Cư trú cho người nước ngoài tại Đức và điều 6 Sắc lệnh về lao động nước ngoài tại Đức),

- Làm công việc phục vụ lợi ích đặc biệt của nhà nước (điều 19c khoản 3 Luật Cư trú cho người nước ngoài tại Đức),

Điều kiện nhập cảnh đối với người có trình độ chuyên môn và lao động trình độ cao là có bằng chứng về việc phải có mặt trực tiếp tại Đức (chẳng hạn qua hợp đồng lao động) và giải thích thuyết phục được rằng việc làm đó là cần thiết về mặt kinh tế và công việc không thể trì hoãn và cũng không thể thực hiện được từ nước ngoài (trình xác nhận của chủ lao động hay khách hàng). Sự cần thiết về mặt kinh tế căn cứ trên quan hệ kinh tế và / hoặc nền kinh tế của Đức hoặc thị trường nội địa. Các giấy tờ liên quan phải được mang theo trong chuyến đi và xuất trình tại cửa kiểm soát biên giới.

Trường hợp người có trình độ chuyên môn và người lao động trình độ cao nước ngoài có thể nhập cảnh để lưu trú dài hạn mà không cần thị thực theo điều 41 khoản 1 Luật Cư trú cho người nước ngoài tại Đức, nhưng không phải công dân của một nước nằm trong Danh sách tích cực, thì áp dụng quy định như sau: Nếu những người này không xin thị thực lao động tại Cơ quan đại diện của Đức tại nước ngoài, mà sang Đức mới nhận giấy phép cư trú thì để thuận tiện cho việc đi lại họ có thể trình Cơ quan đại diện có thẩm quyền của Đức tại nước ngoài giấy chứng nhận của chủ lao động và xin Cơ quan đại diện xác nhận về khả năng nhập cảnh hiện tại và mức độ khẩn cấp của việc nhập cảnh. Trong giấy chứng nhận của chủ lao động phải mô tả công việc của người lao động. Thông thường đối với nhà khoa học/nhà nghiên cứu, sự cần thiết về mặt kinh tế coi như được xác định nếu họ sang làm công việc nghiên cứu tại một cơ sở nghiên cứu được công nhận.

2. Cấp lại thị thực theo thủ tục rút gọn

I. Thị thực quốc gia (thị thực loại D cho việc cư trú dài hạn) 

Do lệnh hạn chế nhập cảnh vào Cộng hòa Liên bang Đức nên có thể có trường hợp đã được Đại sứ quán Đức tại Hà Nội hoặc Tổng Lãnh sự quán Đức tại Thành phố Hồ Chí Minh cấp thị thực từ trước khi lệnh hạn chế nhập cảnh có hiệu lực vào ngày 17/03/2020, nhưng không thể sử dụng thị thực đó trong thời hạn giá trị của thị thực.

Do vậy khi được phép nhập cảnh trở lại và có đơn yêu cầu, Các cơ quan đại diện của Đức có thể cấp lại thị thực quốc gia theo thủ tục rút gọn. Điều kiện là chỉ thay đổi ngay đi, còn mục đích nhập cảnh và nơi đến tại Đức không thay đổi.

Đơn yêu cầu cấp lại thị thực theo thủ tục rút gọn không cần theo mẫu và phải được nộp vào Đại sứ quán hay Tổng Lãnh sự quán chậm nhất vào ngày 31/12/2020. Có thể gửi đơn yêu cầu qua E-Mail tới Đại sứ quán (visa@hano.diplo.de) hoặc Tổng Lãnh sự quán (visa@hoch.diplo.de). Tùy trường hợp có thể phải bổ sung thêm giấy tờ mới để chứng minh rằng người nộp đơn vẫn đáp ứng được những điều kiện để cấp thị thực như vào thời điểm được cấp thị thực trước đây. Về cơ bản không cần thiết phải trực tiếp đến nộp đơn hay đặt lại lịch hẹn.

II. Thị thực Schengen (thị thực loại C cho việc lưu trú ngắn hạn tới 90 ngày) 

Hiện tại không thể cấp lại thị thực Schengen (thị thực loại C cho việc lưu trú ngắn hạn tới tối đa 90 ngày trong khoảng thời gian 180 ngày) theo thủ tục rút gọn.

 

VIỆN KINH TẾ VÀ CÔNG NGHỆ ĐÔNG Á - NQD Partners