0941 896 738   hallo@viendonga.edu.vn   Số 1 Đường Số 34, Bình Trị Đông B, Bình Tân, TP. HCM

4 Nguyên Tắc Trong Cách Làm Việc Của Người Đức

   

4 NGUYÊN TẮC TRONG CÁCH LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI ĐỨC

 

Nhắc tới người Đức, ai cũng liên tưởng tới kỉ luật sắt đá, thế nhưng thời gian làm việc của họ ngắn hơn rất nhiều và họ có bí quyết rất riêng để đạt hiệu quả cao nhất.

Là đầu tàu kinh tế của châu Âu, một mình nước Đức đã cứu khu vực Eurozone khỏi sụp đổ vào năm 2012. Đồng thời, lao động Đức được hưởng chế độ bảo vệ người lao động tuyệt vời và thời gian làm việc ngắn hơn so với hầu hết những người lao động ở các quốc gia khác. Làm thế nào mà người Đức chỉ làm việc trung bình 35 tiếng/tuần (với 24 ngày nghỉ phép có lương) có thể duy trì năng suất làm việc cao đến như vậy?

Người Đức có 4 bí quyết làm việc giúp tăng năng suất làm việc của họ.

  1. Giờ làm việc chỉ để làm việc

Trong văn hóa doanh nghiệp đức, khi một nhân viên đang ở nơi là việc, họ không nên làm những việc riêng khác bên ngoài công việc. Facebook, tám chuyện với đồng nghiệp và giả vờ đang làm việc khi sếp đi ngang qua là những hành vi không được chấp nhận trong xã hội của họ.

Tất nhiên, ở quốc gia nào thì những hành động như vậy cũng không làm những nhà quản lý cảm thấy hài lòng. Nhưng ở Đức, các việc làm ‘ngoài luồng’ cũng khiến những đồng nghiệp cảm thấy khó chịu.

Trong thước phim tài liệu “Biến tôi thành người Đức” của BBC, một người phụ nữ trẻ đã giải thích về cú sốc văn hóa cô phải trải qua khi đi trao đổi ở Anh. Cô đã rất ngạc nhiên bởi thái độ làm việc không quá trang trọng của những nhân viên người Anh.

Những người Đức cũng tiết lộ rằng nhân viên không được phép dùng Facebook trong văn phòng cũng như sử dụng email cá nhân.

  1. Tập trung vào mục tiêu và trao đổi trực tiếp được coi trọng

Văn hóa doanh nghiệp của Đức có sự tập trung cao độ và coi trọng trao đổi trực tiếp. Trong khi những người Mỹ có khuynh hướng ưa chuộng những câu chuyện phiếm và duy trì một bầu không khí lạc quan, thì người Đức hiếm khi nói vòng quanh.

Người Đức sẽ nói chuyện trực tiếp với người quản lý về đánh giá hiệu suất, bắt đầu ngay vào nội dung chính của cuộc thay mà không cần bất cứ khúc dạo đầu nào và sử dụng ngôn ngữ chỉ đạo mà không cần làm cho nó mềm mại hơn bằng những cụm từ lịch sự. Ví dụ, một sếp người Mỹ sẽ nói: “Thật tuyệt nếu bạn có thể hoàn thành việc này vào 3 giờ chiều”, còn sếp người Đức sẽ nói: “Tôi cần nó vào 3 giờ chiều.”

 

VIỆN KINH TẾ VÀ CÔNG NGHỆ ĐÔNG Á - NQD Partners